Liquid Staking
Kể từ khi Ethereum chuyển từ Proof-of-work sang Proof-of-stake thì vai trò của các validator trở nên vô cùng quan trọng trong mạng lưới Ethereum.
Với PoS, mỗi validator sẽ phải stake một lượng 32ETH
vào coi đó như tiền đặt cọc, nếu validator hoạt động thiếu trung thực, validator có thể bị slash và mất đi số tiền này.
Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là số tiền đã stake này sau đó trở nên gần như vô dụng khi không thể giao dịch, hay cầm cố để kiếm thêm lợi nhuận.
Một vấn đề nữa là người dùng thông thường cũng muốn stake nhưng không có đủ 32ETH, vì đây là một số tiền khá lớn.
Liquid Staking sinh ra để giải quyết các vấn đề này, nó cho phép:
-
Người dùng có thể stake một lượng bất kì ETH cho ứng dụng stake thay vì phải có 32ETH để đóng vai trò như một validator. Lượng ETH stake này sẽ được sử dụng cho validator bằng các phương thức khác nhau để sinh lợi nhuận.
-
Sau khi stake người dùng được nhận lại token đại diện của ứng dụng, ví dụ
stETH
của Lido. Người dùng có thể mang token đại diện này đi làm tài sản thế chấp hoặc giao dịch thoải mái trong các ứng dụng defi. -
Vừa nhận lãi từ stake, lại có thể nhận lãi từ các ứng dụng defi khác với token đại diện.
-
Lấy lại token gốc nhanh chóng bằng cách unstake hoặc trực tiếp swap trên các ứng dụng defi.
Bằng cách này, Liquid Staking đã phần nào giải quyết được bài toán thanh khoản khi ETH bị mắc kẹt trong PoS. Người dùng vừa có thể nhận lãi từ ứng dụng Liquid Staking, vừa vẫn có thể sử dụng token đại diện để giao dịch như một token thông thường.
Tất nhiên Liquid Staking cũng có rủi ro và nhược điểm:
- Rủi ro de-peg (mất giá): Token đại diện được sử dụng như một token thông thường, do đó nó cũng chịu ảnh hưởng biến động giá từ việc giao dịch. Do đó sẽ có rủi ro lượng ETH gốc lấy được lại sẽ ít đi khi giá của token đại diện xuống thấp.
- Khi bản thân ứng dụng Liquid Staking hoặc các ứng dụng defi chấp nhận token đại diện gặp lỗi smart contract, hoặc bị hack dẫn đến mất token gốc hoặc token đại diện.
- Mất phí stake: Tuỳ vào từng nền tảng Liquid Staking sẽ có phí stake khác nhau.
Một số dự án nổi bật trong LiquidStaking:
reStaking
reStaking được giới thiệu lần đầu bởi EigenLayer, lập tức nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng Ethereum.
Thoạt nhìn reStaking khá giống với Liquid Staking, khi người dùng cũng stake token gốc và nhận về token đại diện. Nhưng mục tiêu của reStaking là khác so với Liquid Staking:
- Liquid Staking hướng tới giải quyết bài toán
thanh khoản
cho mạng lưới, tức không làm giảm thanh khoản khi token bị lock lại (bằng cách tạo ra token mới 1:1 với token gốc và có tính thanh khoản tương đương). - reStaking hướng tới giải quyết bài toán tăng cường
security
và tínhdecentralized
cho mạng lưới, bằng cách tận dụng chính các validator trung thực để tạo ra một lớp security mới cho các ứng dụng cần chuỗi mở rộng như Oracle, Bridge, L2, Data Availability… cụ thể hơn sẽ được trình bày ở phần sau.
Vấn đề về security
(bảo mật) và decentralized
(phi tập trung) của mạng lưới Ethereum trước reStaking:
-
Các ứng dụng cần chuỗi mở rộng như Oracle, Bridge, L2, Data Availability… cần tự phát triển các trusted network riêng của mình. Nếu các network này gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ hệ sinh thái Ethereum đang dùng các ứng dụng này. Hơn nữa việc vận hành các network này hầu như chỉ do mỗi bên phát triển dự án duy trì, dẫn đến tính phi tập trung không cao. Nó trở thành mắt xích yếu nhất trong toàn bộ mạng lưới Ethereum.
-
Ethereum (ETH) không tiếp nhận được hết giá trị vì người dùng vẫn cần dùng token của các Dapp khác, ví dụ ChainLink (LINK), Multichain (MULTI)…
-
Mô hình chi phí của các ứng dụng mở rộng không tối ưu: hoàn toàn phụ thuộc vào bên phát triển dự án vận hành.
Với reStaking, ý tưởng là những validator đã staked một lượng lớn ETH vào mạng lưới Ethereum sẽ là những trusted party
, tại sao ta không tận dụng chính những trusted party
này để duy trì những chuỗi mở rộng thay vì giao nó cho một bên thứ 3 với một token riêng biệt. Các lợi điểm khi tận dụng luôn validator để duy trì một dịch vụ chuỗi mở rộng có thể thấy như:
-
Độ tin cậy cao của validator: Cam kết và chấp nhận slash khi không trung thực.
-
Tăng cường tính phi tập trung: không chỉ bên phát triển dự án mà rất nhiều bên khác có thể dùng tham gia chạy node để duy trì mạng lưới.
-
Pooled security: Việc các validator tham gia vào việc vận hành các chuỗi mở rộng cũng đồng thời tăng cường tính bảo mật cho mạng lưới khi chi phí để tấn công mạng lưới lúc này sẽ rất lớn, thay vì như lúc trước chỉ cần tấn công bên vận hành dự án.
-
Open fee market: đa dạng mô hình chi phí cho người dùng và lợi nhuận share cho validator cũng như staker. Validator có thể xác định risk/reward của riêng họ thay vì như trước kia chỉ có bên vận hành dự án quy định cho cả mạng lưới.
-
Vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho mạng lưới Ethereum khi reStaking cũng tạo ra các token đại diện cho các token được lock, và thanh khoản tương đương token gốc.
Hiện nay đi đầu trong reStaking là EigenLayer chấp nhận các loại token:
- Native restaking: Trực tiếp stake ETH.
- Restaking LSD: restake các token đại diện của Liquid Staking protocol như Lido, RocketPool.
- Restaking ETH LP: restake LP token liên kết cặp với ETH.
- Restaking LSD LP: restake số LP token liên kết cặp với Liquid Staking token (Ví dụ: Curve’s stETH-ETH LP token).
Tóm lại Liquid Staking và reStaking còn rất mới và tiềm năng, tuy nhiên hàng loạt câu hỏi vẫn đang còn để mở:
-
Với Liquid Staking và reStaking, vai trò của ETH ngày càng lớn, thậm chí đảm đương luôn cả công việc của những token khác hiện nay. Vậy có nên all-in ETH không? câu hỏi triệu đô.
-
Các token riêng của oracle như LINK sẽ đi về đâu nếu reStaking trở nên phổ biến và mạng lưới Oracle do chính các validator chạy? tương tự với mạng lưới Bridge và các chuỗi mở rộng khác. Khó nói trước được vì reStaking hiện giờ vẫn đang trong giai đoạn lý thuyết, khả năng hiện thực hoá vẫn còn là một chặng đường dài. Protocol và business thì lại luôn thay đổi quá nhanh trong blockchain.
-
Trong chuỗi stake, vì một lý do nào đó (hack hoặc lỗi) một ứng dụng bị mất thanh khoản, token đã stake tại đó có thể bị lock vĩnh viễn? làm thế nào để tránh được rủi ro này?
Ngay cả với Ethereum - hệ sinh thái được coi là phát triển nhất trong blockhain vẫn còn là một miền đất hoang dã, đừng bao giờ sợ muộn khi tham gia vào thị trường blockchain, mọi thứ vẫn còn đang ở thời kì vô cùng sơ khai, 7 ngày không cập nhật đã thành tối cổ.
Enjoy blockchain!